Việt Nam có hơn 100.000 dự án điện mặt trời trên mái nhà

Nhu cầu năng lượng tại Việt Nam tăng tới 10% hàng năm, đòi hỏi Việt Nam phải sử dụng các công nghệ năng lượng sạch và hiện đại như điện mặt trời mái nhà để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng.

Đây là thông tin được đưa ra trong Hội thảo Quốc gia: Giải pháp Năng lượng sạch tại các đô thị – Hướng tới phát thải ròng bằng không của Việt Nam do Dự án An ninh Năng lượng Đô thị Việt Nam, do USAID (Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ) tổ chức mới đây với sự tham dự của hơn 120 chuyên gia trong và ngoài nước.

“Tăng cường triển khai các giải pháp năng lượng sạch và những tiến bộ trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đem đến những cơ hội lớn để xây dựng một ngành năng lượng bền vững và đáng tin cậy, giúp đảm bảo tăng trưởng xanh và thúc đẩy sự bền vững về môi trường. Hiện nay, USAID đang hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang lĩnh vực năng lượng có tính chống chịu và thích ứng hơn thông qua sử dụng nguồn năng lượng tái tạo”, bà Ann Marie Yastishock, Giám đốc USAID tại Việt Nam, phát biểu.

Quang cảnh Hội nghị về giải pháp năng lượng sạch tại đô thị

Để hướng đến mục tiêu đó cần nâng cao nhận thức về các bài học và kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp năng lượng phân tán, tiên tiến; nâng cao nhận thức về các quy định và khuôn khổ pháp lý hiện hành và sắp ban hành liên quan đến việc phát triển và triển khai các giải pháp năng lượng phân tán, tiên tiến; thúc đẩy đối thoại chính sách giữa các bên liên quan của khu vực tư nhân và các nhà hoạch định chính sách liên quan đến năng lượng tiên tiến, phân tán; thúc đẩy và củng cố mạng lưới hiện có của các bên liên quan hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tiên tiến, phân tán.

Trước đó, USAID và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký bản ghi nhớ về Dự án an ninh năng lượng đô thị Việt Nam. Nhận thấy tầm quan trọng của tăng trưởng xanh, EVN đã đặt ra những chỉ tiêu cao nhằm tăng công suất điện mặt trời áp mái đến 2025 và triển khai các công cụ giúp khách hàng hiểu về cách sử dụng năng lượng sạch hơn. 

Bà Ann Marie Yastishock – Giám đốc USAID tại Việt Nam

Theo ông Trần Viết Nguyên – Phó Trưởng Ban Kinh doanh – EVN, Việt Nam là một nước có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo nói chung và điện mặt trời nói riêng. Trung bình, tổng bức xạ năng lượng mặt trời ở Việt Nam dao động từ 4,3-5,7 kWh/m2. Ở các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung bộ, số giờ nắng khá cao, đạt từ 2.000-2.600 giờ/năm. Với tiềm năng đó, Việt Nam đã phát triển bùng nổ điện mặt trời nói chung và điện mặt trời mái nhà nói riêng trong thời gian qua, đặc biệt là giai đoạn 2019-2020.

Tính đến cuối năm 2020, có 104.000 dự án điện mặt trời mái nhà tại 63 tỉnh, thành trên cả nước với mức công suất đạt 9.580 MWp, tương đương 7.600 MWac.

Theo báo cáo, sản lượng phát điện mặt trời mái nhà đóng góp cho hệ thống điện Việt Nam như sau: Năm 2020, điện mặt trời mái nhà chiếm 13,8% công suất đặt toàn hệ thống, chiếm 0,49% sản lượng phát toàn hệ thống; năm 2021, điện mặt trời mái nhà chiếm 12,3% công suất đặt toàn hệ thống, chiếm 4,46% sản lượng phát toàn hệ thống.

Trong 5 năm qua, USAID đã cam kết hơn 40 triệu USD hỗ trợ ngành năng lượng tại Việt Nam và dự kiến sẽ cam kết thêm 36 triệu USD trong 5 năm tới. USAID đã và đang phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam và EVN nhằm áp dụng những thông lệ quốc tế tốt nhất trong thiết kế và thực hiện tăng hiệu suất hoạt động ngành điện để đảm bảo tiếp cận nguồn năng lượng đáng tin cậy, bền vững và bảo đảm.

Nhu cầu năng lượng tại Việt Nam tăng tới 10% hàng năm, đòi hỏi Việt Nam phải sử dụng các công nghệ năng lượng sạch và hiện đại như điện mặt trời mái nhà để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng.

Đây là thông tin được đưa ra trong Hội thảo Quốc gia: Giải pháp Năng lượng sạch tại các đô thị – Hướng tới phát thải ròng bằng không của Việt Nam do Dự án An ninh Năng lượng Đô thị Việt Nam, do USAID (Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ) tổ chức mới đây với sự tham dự của hơn 120 chuyên gia trong và ngoài nước.

“Tăng cường triển khai các giải pháp năng lượng sạch và những tiến bộ trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đem đến những cơ hội lớn để xây dựng một ngành năng lượng bền vững và đáng tin cậy, giúp đảm bảo tăng trưởng xanh và thúc đẩy sự bền vững về môi trường. Hiện nay, USAID đang hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang lĩnh vực năng lượng có tính chống chịu và thích ứng hơn thông qua sử dụng nguồn năng lượng tái tạo”, bà Ann Marie Yastishock, Giám đốc USAID tại Việt Nam, phát biểu.

Quang cảnh Hội nghị về giải pháp năng lượng sạch tại đô thị

Để hướng đến mục tiêu đó cần nâng cao nhận thức về các bài học và kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp năng lượng phân tán, tiên tiến; nâng cao nhận thức về các quy định và khuôn khổ pháp lý hiện hành và sắp ban hành liên quan đến việc phát triển và triển khai các giải pháp năng lượng phân tán, tiên tiến; thúc đẩy đối thoại chính sách giữa các bên liên quan của khu vực tư nhân và các nhà hoạch định chính sách liên quan đến năng lượng tiên tiến, phân tán; thúc đẩy và củng cố mạng lưới hiện có của các bên liên quan hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tiên tiến, phân tán.

Trước đó, USAID và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký bản ghi nhớ về Dự án an ninh năng lượng đô thị Việt Nam. Nhận thấy tầm quan trọng của tăng trưởng xanh, EVN đã đặt ra những chỉ tiêu cao nhằm tăng công suất điện mặt trời áp mái đến 2025 và triển khai các công cụ giúp khách hàng hiểu về cách sử dụng năng lượng sạch hơn. 

Bà Ann Marie Yastishock – Giám đốc USAID tại Việt Nam

Theo ông Trần Viết Nguyên – Phó Trưởng Ban Kinh doanh – EVN, Việt Nam là một nước có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo nói chung và điện mặt trời nói riêng. Trung bình, tổng bức xạ năng lượng mặt trời ở Việt Nam dao động từ 4,3-5,7 kWh/m2. Ở các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung bộ, số giờ nắng khá cao, đạt từ 2.000-2.600 giờ/năm. Với tiềm năng đó, Việt Nam đã phát triển bùng nổ điện mặt trời nói chung và điện mặt trời mái nhà nói riêng trong thời gian qua, đặc biệt là giai đoạn 2019-2020.

Tính đến cuối năm 2020, có 104.000 dự án điện mặt trời mái nhà tại 63 tỉnh, thành trên cả nước với mức công suất đạt 9.580 MWp, tương đương 7.600 MWac.

Theo báo cáo, sản lượng phát điện mặt trời mái nhà đóng góp cho hệ thống điện Việt Nam như sau: Năm 2020, điện mặt trời mái nhà chiếm 13,8% công suất đặt toàn hệ thống, chiếm 0,49% sản lượng phát toàn hệ thống; năm 2021, điện mặt trời mái nhà chiếm 12,3% công suất đặt toàn hệ thống, chiếm 4,46% sản lượng phát toàn hệ thống.

Trong 5 năm qua, USAID đã cam kết hơn 40 triệu USD hỗ trợ ngành năng lượng tại Việt Nam và dự kiến sẽ cam kết thêm 36 triệu USD trong 5 năm tới. USAID đã và đang phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam và EVN nhằm áp dụng những thông lệ quốc tế tốt nhất trong thiết kế và thực hiện tăng hiệu suất hoạt động ngành điện để đảm bảo tiếp cận nguồn năng lượng đáng tin cậy, bền vững và bảo đảm. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *